Cách nhận biết và xử trí viêm tai giữa ứ mũ cho con.

Viêm tai giữa là loại bệnh lý viêm nhiễm tai giữa thường gặp ở trẻ em chia làm chính là viêm tai giữa mãn tính, cấp tính, viêm tai giữa có tràn dịch. Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại những di chứng suốt đời cho trẻ. 
Hôm nay, hãy cùng Dược phẩm Huta tìm hiểu về cách nhận biết và xử trí viêm tai giữa cho con, để giúp mẹ trẻ tự tin chăm sóc con tốt nhất.

1. Viêm tai giữa là bệnh gì?

Cấu tạo tai của con người được chia làm 3 phần gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Phía bên trong tai còn có một ống nối tai giữa với cổ họng, được biết đến với tên gọi là vòi nhĩ hay ống eustachian. Vòi nhĩ thực hiện các chức năng:
  • Tai giữa với chức năng thông hơi giúp cân bằng áp suất không khí ở trong và ngoài tai. Khi bị viêm tai giữa người bệnh thường mất đi sự thăng bằng này và được biểu hiện ra ngoài là hiện tượng hay nghiêng đầu sang một bên. Điều này càng được thấy rõ khi trẻ nhỏ mắc viêm tai giữa;
  • Bảo vệ và ngăn chặn dịch từ mũi và họng chảy vào tai giữa và tránh áp lực âm thanh dồn vào tai;
  • Vùng tai giữa sẽ xử lý làm tiêu dịch từ tai giữa chảy về họng.
Viêm tai giữa gồm hai thể:
  • Viêm tai giữa cấp: Tai giữa khi bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm, lâu ngày tiến triển thành viêm tai giữa cấp. Bệnh làm tổn thương tai giữa và màng nhĩ, nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ;
  • Viêm tai giữa có dịch tiết: Đây là tình trạng tai giữa có dịch nhưng không gây nhiễm trùng trong hơn ba tháng. Đối với dạng viêm tai giữa này, người bệnh thường không có các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai.
Viêm tai giữa kéo dài, không được điều trị triệt để có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm là tình trạng mất thính lực. Đặc biệt, viêm tai giữa cấp tính có thể tiến triển thành viêm tai giữa có mủ, chảy mủ hoặc thanh dịch.

2. Nguyên nhân viêm tai giữa.

Hay gặp nhất là do:
  • Viêm mũi họng, viêm Amidan,
  • Viêm VA, viêm xoang.
Sau nhiễm khuẩn.
Sau chấn thương áp lực vùng tai…

3. Cách nhận biết viêm tai giữa.

  • Khởi phát với viêm mũi họng:
Sốt, đau rát họng,
Ngạt mũi, chảy mũi đặc biệt là mũi xanh, ho.
  • Giai đoạn ứ mủ:
Sốt có thể tới 39-40 độ,
Đau tai, đau đầu, nghe kém, ù tai…

4. Cách xử trí viêm tai giữa.

Trong trường hợp này là phải dùng kháng sinh để giúp con mau bình phục nhất, mẹ không thể không dùng kháng sinh khi con trong tình trạng này.

4.1 Chăm sóc mũi cho con:

Con sổ mũi, ngạt mũi bình thường: mẹ vệ sinh mũi cho con bằng nước muối sinh lý hoặc ưu trương hoặc xịt mũi.
Con sổ mũi nặng mẹ có thể kết hợp dùng otrivin ngắn ngày, ko quá 3 ngày.
Con bị liên quan đến VA nhầy mủ mũi sau nhiều thì mẹ có thể cho con đi rửa mũi để con dễ thở hơn và đẩy nhầy mủ ra ngoài.
Kết hợp xịt mũi vệ sinh định kỳ trong ngày.
Trường hợp con bị viêm mũi dị ứng kèm viêm tai giữa thì mẹ có thể kết hợp kháng histamin xịt mũi tại chỗ.

4.2. Chăm sóc họng cho con:

Con kèm viêm họng thì xúc họng bằng nước muối, ngậm họng bằng thảo dược như chanh mật ong, nghệ chưng mật ong,…, con nhỏ thì xịt họng hằng ngày cho con.
Con ho kèm đàm thì dùng luôn thuốc bổ phế Huta.
Cho con uống nhiều nước hoặc nếu con ti mẹ thì mẹ nhớ cho con ti nhiều lên
Giữ ấm cho con để tránh bị ho do lạnh
Theo dõi tình trạng cơn ho trong ngày và đêm.

4.3. Chăm sóc tai cho con:

Con bị thế này tai rất khó chịu, đau tai, nặng tai, ngứa tai ngoài, nặng đầu. Việc xịt hoặc nhỏ tai ko tác động trực tiếp đến nguyên nhân làm con bị viêm tai giữa nhưng nó giúp giảm triệu chứng khó chịu do viêm tai giữa gây ra.
Mẹ vệ sinh tai hàng ngày cho con
Theo dõi và thực hiện định kỳ theo ngày.

4.4. Theo dõi nhịp thở của con để tránh bị viêm phế quản:

Do con bị mũi họng nên việc virus xâm nhập xuống đường hô hấp dưới là có thể.
Mẹ theo dõi và đếm nhịp thở con ở trạng thái nghỉ để dự đoán viêm phế quản hoặc viêm tiểu phế quản.

4.5. Kiểm soát cơn sốt cho con:

Khi con sốt cao, mẹ kết hợp dùng hạ sốt và lau mát cho con.
Con khó ăn uống thì mẹ dùng viên đặt hậu môn
Uống thêm orezol nếu sốt lâu và sốt cao
Bổ sung thêm nước trái cây.

4.6. Chăm sóc dinh dưỡng và đề kháng cho con:

Cho con ăn đồ mềm, đồ dễ tiêu hoá, ăn làm nhiều bữa
Uống nhiều nước ấm
Nghỉ ngơi tại chỗ và ăn uống lại sau khi cắt cơn sốt.
Tăng đề kháng niêm mạc mũi họng cho con bằng Đa vi chất Huta, Zin C Huta, Thạch Thymokido Huta,…
Tăng đề kháng toàn thân cho con bằng các sản phẩm chứa immu, beta glucan

4.7. Dùng kháng sinh

Ưu tiên dùng Amox trước xong mới đến Aug
Dùng liều thấp, chia theo cân nặng, không dùng liều cao.
Mẹ nhớ chăm sóc con tốt ở các bước giúp con phục hồi nhanh, hạn chế những biến chứng do bệnh viêm tai giữa gây ra như thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, mất thính lực ở trẻ, viêm não, viêm màng não,…
Hy vọng qua bài viết này các mẹ trẻ sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm hay trong việc chăm sóc con, giúp con phát triển toàn diện. Nếu có thắc mắc về việc chăm sóc con mẹ có thể liên hệ với Dược phẩm Huta để được các Dược sĩ tư vấn mẹ trong việc chăm sóc và nuôi con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Developed by NAMMEDIA.VN
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay