Lối sống lười vận động, ngồi một chỗ làm việc, ăn nhiều đồ chiên rán và áp lực từ cuộc sống đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Nếu không muốn cơ thể suy kiệt vì táo bón, hãy tham khảo ngay 11 thực phẩm vàng rất giàu chất xơ, giúp hết ngay táo bón trong bài viết dưới đây.
Nguyên tắc ăn uống khoa học trong điều trị táo bón
Táo bón phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Vì vậy, để điều trị dứt điểm táo bón, bên cạnh việc tăng cường vận động, hạn chế căng thẳng thì người bệnh cần phải có một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.
Nguyên tắc ăn uống khoa học cho người táo bón đó là tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để tăng nhu động ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị táo bón. Bên cạnh đó, cần tránh nạp vào cơ thể các loại thức ăn khó tiêu, làm cho tình trạng táo bón càng thêm trầm trọng.
11 thực phẩm vàng người bị táo bón nên ăn
1. Khoai lang
Khoai lang là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Ngoài lượng lớn canxi, magie, phốt pho và các loại vitamin A, C, vitamin nhóm B, trong 100g củ khoai lang còn chứa tới 3g chất xơ hòa tan và không hòa tan. Vì vậy, khoai lang được xem như vị thuốc chữa táo bón hữu hiệu trong dân gian.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, rau khoai lang chứa một lượng chất xơ cực lớn, lá rau chứa 1,95-1,97% chất nhựa tẩy nên có tác dụng nhuận tràng. Thậm chí, lượng chất xơ trong rau khoai lang còn gấp nhiều lần so với phần củ.
Cách chế biến:
– Củ khoai: Có rất nhiều cách chế biến của khoai như ep lấy nước củ khoai lang sống rồi uống, luộc củ khoai ăn hay nấu cháo với khoai lang.
– Lá khoai: Luộc lá khoai lang ăn và lấy nước uống. Lấy khoảng 100g lá khoai lang (chọn những lá non) luộc với 250 ml nước đun sôi, uống hết một lần. Uống mỗi ngày 2 lần và liên tục trong vòng 2-3 ngày.
2. Cà rốt
Từ xa xưa, cà rốt đã được dân gian sử dụng để chữa táo bón bởi vì đây là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ dồi dào.
Cách chế biến:
– Nước ép cà rốt: Xay nhuyễn khoảng 50g cà rốt cùng với 1 thìa đường rồi uống. Ngày uống 2 lần đến khi triệu chứng táo thuyên giảm.
– Cà rốt hầm xương: Ninh xương đến khi nhừ rồi cho cà rốt vào, đợi đến khi cà rốt mềm rồi tắt bếp.
3. Ngũ cốc nguyên hạt
Khác với ngũ cốc đã qua xay xát như gạo trắng, lúa mì, ngũ cốc nguyên hạt vẫn giữ nguyên phần hạt bên trong. Do đó, hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt cao gấp nhiều lần ngũ cốc tinh chế. Vì vậy, khi bị táo bón, chúng ta nên ăn gạo lứt, yến mạch thay cơm.
Cách chế biến:
– Bột yến mạch: Cho sữa, bột yến mạch vào một cái chảo nhỏ và đun sôi ở nhiệt độ vừa. Vừa đun vừa khuấy đều tay đến khi bột cô đặc lại.
– Nước gạo lứt rang: Rang gạo lứt đến khi dậy mùi rồi vớt ra sau đó đun với nước. Chắt lấy phần nước uống.
4. Sữa chua
Trong sữa chua là một loại thực phẩm lên men chứa hàng tỷ lợi khuẩn sống tốt cho đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải loại sữa chua nào cũng có tác dụng điều trị táo bón. Hãy chọn sữa chua có chứa chủng vi sinh vật đã được chứng minh làm giảm nguy cơ táo bón. Ví dụ: Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), bổ sung khoảng 5 – 10 tỷ vi khuẩn Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium mỗi ngày sẽ giúp làm giảm táo bón, đau bụng, đầy hơi.
Cách chế biến: Bên cạnh việc ăn sữa chua trắng, chúng ta có thể kết hợp sữa chua với hoa quả để đổi khẩu vị, tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn.
– Sữa chua hoa quả: Cắt hạt lựu các loại trái cây như táo, chuối, dâu tây,… Xếp trái cây vào ly cho đẹp mắt, đổ sữa chua lên trên. Có thể thêm 2 muỗng sữa đặc và một ít đá bào.
– Sinh tố sữa chua: Cho sữa chua cùng hoa quả và sữa đặc vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó rót ra cốc và rải đá bào lên rồi thưởng thức.
5. Mồng tơi
Theo Đông y, mồng tơi có tính mát, có tác dụng như thanh nhiệt giải độc, hoạt tràng, lương huyết. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn chứa một lượng lớn chất nhầy và chất xơ giúp kích thích các nhu động ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa. Do đó, ăn rau mồng tơi để chữa táo bón cực kỳ hiệu quả.
Cách chế biến:
– Uống nước lá mồng tơi: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước đun sôi để nguội uống một lần.
– Nấu canh mồng tơi: Canh mồng tơi cùng với thịt cua có tác thanh nhiệt giải độc, là món ăn chữa táo bón thông dụng trong thực đơn gia đình.
– Nấu cháo mồng tơi: Xay nhuyễn mồng tơi, tôm để nấu cùng với cháo vừa cải thiện tình trạng táo bón vừa cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
6. Bắp cải
Một loại rau không thể bỏ qua khi điều trị táo bón là bắp cải. Với lượng chất xơ dồi dào (trong 100g bắp cải có đến 1,8g chất xơ), bắp cải là lựa chọn tuyệt vời cần bổ sung ngay vào thực đơn. Theo Đông y, bắp cải có vị ngọt tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, giúp hoạt tràng, chữa bệnh táo bón hiệu quả.
Cách chế biến:
– Bắp cải luộc: Bắp cải rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Đun sôi nước rồi thả bắp cải vào đợi 7-10 phút thì tắt bếp và vớt rau ra.
– Bắp cải xào cà chua: Thái cà chua cho vào chảo dầu phi thơm sau đó cho bắp cải vào đảo đều đến khi chín.
7. Bơ
Bơ không những chứa nhiều vitamin và chất béo tốt cho cơ thể mà còn chứa rất nhiều chất xơ. Ăn bơ không chỉ có tác dụng nhuận tràng mà còn tốt cho tim mạch. Mỗi ngày chúng ta nên ăn từ 1 đến 2 quả bơ.
Cách chế biến:
– Làm salad: Trộn đều bơ cùng với các loại rau quả như cà chua, xà lách, hành tây,… rồi nêm gia vị vừa ăn để làm salad.
– Sinh tố bơ: Xay nhuyễn bơ cùng với sữa tươi rồi thưởng thức.
8. Táo
Ăn táo không chỉ có tác dụng làm đẹp da và giữ dáng mà còn là vị thuốc chữa táo bón hiệu quả. Lý do là vì trong táo chứa nhiều kali, sắt, photpho, magie, lưu huỳnh cùng với lượng lớn chất xơ hòa tan.
Cách chế biến: Ngoài việc ăn trực tiếp thì táo có thể ép nước hoặc trộn cùng sữa chua để ngon miệng hơn.
– Nước ép táo: Cắt táo thành miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, lọc lấy phần nước uống.
9. Chuối
Trong quả chuối rất giàu chất xơ hòa tan, do đó khi bị táo bón nên ăn chuối. Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ được ăn chuối chín. Nguyên nhân là bởi vì chuối chưa chín chứa lượng lớn tinh bột kháng rất khó tiêu, người đang bị táo ăn vào sẽ làm bệnh tình càng thêm nặng.
Cách chế biến: Chuối có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành kem hoặc sữa chua sẽ ngon hơn.
10. Đu đủ
Đu đủ là trái cây có hàm lượng chất xơ cao. Bên cạnh đó, trong thành phần đu đủ còn chứa enzyme papain có tác dụng phân giải protein giúp thúc đẩy tiêu hóa thức ăn và cải thiện chứng táo bón.
Cách chế biến:
– Nộm đu đủ: Trộn đều đu đủ cùng với kinh giới, cà rốt, chanh, tỏi, ớt làm nộm
– Sinh tố đu đủ: Đu đủ chín bỏ vỏ, cắt miếng rồi xay nhuyễn.
11. Lê
Theo đông y, lê có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận tràng,… Trong mỗi quả lê 200g chứa khoảng 6g chất xơ. Ngoài ra, đường trong lê còn giúp kích thích nhu động ruột, đào thải phân xuống trực tràng. Mỗi ngày nên ăn 1 quả lê để giảm táo bón.
Cách chế biến:
– Lê có thể cắt miếng ăn trực tiếp nhưng nên ăn cả vỏ vì vỏ lê chứa nhiều chất xơ nhất.
– Nước ép lê: Xay lê cùng với 1 lát gừng tươi và 1 thìa nước chanh, vắt lấy nước uống.
Kết luận: Táo bón có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và làm mất đi nhiều dưỡng chất có lợi cho cơ thể. Vì vậy, cần nhanh chóng bổ sung ngay 11 thực phẩm vàng vào chế độ ăn nếu không muốn để lại các biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, trĩ, nứt kẽ hậu môn. Mọi thông tin góp ý và thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline: 0329 271 156 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.